Marketing Mix là gì? Cách để xây dựng chiến lược Marketing Mix một cách hiệu quả?

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix là một trong những công cụ chiến lược cơ bản quan trọng trong Marketing, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Bao gông 4 yếu tố chính, mỗi yếu tố đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Bạn đang tìm cách để sản phẩm của mình đến được với nhiều khách hàng hơn? Hãy theo dõi bài viết của HAB Media dưới đây

1. Marketing Mix là gì?

Khái niệm Marketing Mix của Philip Kotler : Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ được doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu đề ra của tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Marketing Mix bao gồm: Sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.

Như vậy, Marketing Mix là một tập hợp các yếu tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình. Nói một cách đơn giản, Marketing Mix là cách doanh nghiệp “trộn” các yếu tố khác nhau để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn khách hàng. Ngày nay, với sự phát triển của đa ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực Dịch vụ từ 4P đã mở rộng thêm thành 7P: Con người, Quy trình, Bằng chứng vật lý

2. Tầm quan trọng của Marketing Mix

Marketing Mix là một công cụ chiến lược không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nó đóng vai trò như một bản đồ chỉ đường, giúp doanh nghiệp định hướng và thực hiện các hoạt động tiếp thị một cách hiệu quả.

Giúp hiểu rõ khách hàng

Marketing Mix giúp doanh nghiệp xác định chính xác những ai là khách hàng tiềm năng, từ đó tập trung nguồn lực vào việc đáp ứng nhu cầu của họ. Bằng cách phân tích hành vi mua sắm, sở thích và mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp và tạo ra những thông điệp marketing hiệu quả. Hiểu rõ khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tin cậy và lâu dài, từ đó tăng lòng trung thành của khách hàng.

Xây dựng chiến lược hiệu quả

Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu một cách rõ ràng và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Bằng cách lựa chọn các kênh phân phối phù hợp, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với khách hàng. Đồng thời, thiết kế các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và thu hút, nhằm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

Động cơ tăng trưởng của doanh nghiệp

Bằng cách đặt ra mức giá phù hợp, doanh nghiệp có thể tăng sức cạnh tranh và thu hút khách hàng, thúc đẩy quá trình bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, giảm giá và các hoạt động bán hàng khác. Từ đó, doanh nghiệp mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.

Xây dựng thương hiệu

Tạo dựng một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, đáng tin cậy và được khách hàng yêu thích là thứ mà doanh nghiệp nào cũng muốn có được. Bằng cách thực hiện các hoạt động marketing đa dạng, doanh nghiệp có thể tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành của khách hàng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định và bền vững.

3. Các mô hình trong Marketing Mix

3.1. Mô hình 4P

Mô hình 4P trong Marketing Mix
Mô hình 4P trong Marketing Mix

4P (Product, Price, Place, Promotion) là một mô hình kinh điển trong marketing, giúp các doanh nghiệp định hướng và thực hiện các hoạt động tiếp thị hiệu quả. Mỗi yếu tố trong 4P đều có vai trò quan trọng và tác động lẫn nhau, tạo nên một tổng thể hài hòa để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Sản phẩm (Product)

Sản phẩm trong Marketing Mix ở đây không chỉ đơn thuần là hàng hóa vật chất mà còn bao gồm cả dịch vụ, ý tưởng, trải nghiệm mà doanh nghiệp cung cấp để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Chiến lược Marketing Mix về sản phẩm:

  • Phân tích: Đánh giá kỹ lưỡng các đặc tính, lợi ích, điểm mạnh, điểm yếu, chu kỳ sống của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng mục tiêu: Xác định rõ đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng đến.
  • Vị trí: Xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường (cao cấp, trung cấp, bình dân).
  • Giá trị: Tạo ra những giá trị khác biệt và độc đáo để thu hút khách hàng.
  • Mục tiêu: Đặt ra các mục tiêu cụ thể về doanh số, thị phần, nhận thức thương hiệu.

Từ đó, có các quyết định liên quan đến sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, mở rộng sản phẩm theo chiều dọc hoặc chiều ngang

Giá cả (Price)

Giá là lượng tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của doanh nghiệp đem bán tại thị trường. Trong Marketing Mix, có những chiến lược giá nào được áp dụng phổ biến?

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường
  • Chiến lược giá hớt váng sữa
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá theo combo
  • Chiến lược giá cạnh tranh
  • Chiến lược giá khuyến mãi
  • Chiến lược giá theo phân khúc(Nhân khẩu học, tâm lý, hành vi,…)
  • Chiến lược định giá động

Yếu tố ảnh hưởng đến giá gồm có yếu tố nội tại và ngoại tại. Yếu tố tác động lớn nhất là chi phí sản xuất bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, marketing, phân phối. Sự khan hiếm hoặc dồi dào của sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá. Đồng thời, Giá cả của các sản phẩm tương tự trên thị trường cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn. Cuối cùng là khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho sản phẩm của bạn.

Ứng dụng yếu tố giá trong Marketing Mix ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu tổng thể?

Việc xác định mức giá phù hợp là yếu tố then chốt để tối đa hóa lợi nhuận. Một mặt, chiến lược giá thấp có thể là công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng mới, đặc biệt là trong giai đoạn mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc định giá sản phẩm ở mức cao cũng có thể tạo nên hình ảnh thương hiệu cao cấp và thuyết phục khách hàng về chất lượng vượt trội. Để đưa ra quyết định cuối cùng, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như chi phí sản xuất, vị thế trên thị trường, đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu và chiến lược cạnh tranh của đối thủ.

Phân phối (Place)

Phân phối là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng,bao gồm các hoạt động như vận chuyển, lưu trữ, bán hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Trong Marketing Mix, Kênh phân phối được chia làm 2 loại:

Kênh phân phối trực tiếp:

  • Ưu điểm: Kiểm soát hoàn toàn quá trình bán hàng, tạo mối quan hệ trực tiếp với khách hàng, lợi nhuận cao hơn.
  • Nhược điểm: Chi phí vận hành cao, đòi hỏi nguồn lực lớn để xây dựng và quản lý kênh bán hàng.
  • Ví dụ: Bán hàng trực tuyến, cửa hàng riêng, bán hàng qua điện thoại,…

Kênh phân phối gián tiếp:

  • Ưu điểm: Tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn, giảm chi phí vận hành, tận dụng mạng lưới sẵn có của đối tác.
  • Nhược điểm: Mất kiểm soát một phần quá trình bán hàng, lợi nhuận thấp hơn, cạnh tranh cao.
  • Ví dụ: Đại lý, nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Quảng cáo (Promotion)

Quảng cáo là quá trình truyền đạt thông điệp tiếp thị một cách có chủ đích đến đối tượng khách hàng mục tiêu, nhằm tạo nhận thức, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Là chiến lược để xúc tiến bán một cách hiệu quả và vô cùng quan trọng trong Marketing Mix 

Các loại hình quảng cáo có tầm quan trọng to lớn trọng một kế hoạch marketing hiệu quả:

  • Quảng cáo truyền thống: Báo, đài, truyền hình, tạp chí.
  • Quảng cáo trực tuyến: Google Ads, Facebook Ads, SEO, email marketing.
  • Quảng cáo ngoài trời: Billboard, pano, poster.
  • Quan hệ công chúng: Sự kiện, báo chí, truyền thông xã hội.
  • Xúc tiến bán hàng: Khuyến mãi, giảm giá, quà tặng.

3.2. Mô hình 7P

Mô hình 7P trong Marketing Mix
Mô hình 7P trong Marketing Mix

Như bạn đã biết, mô hình 7P là sự phát triển của mô hình 4P truyền thống trong Marketing Mix. Trong khi 4P tập trung vào các yếu tố hữu hình như sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo, thì 7P còn bổ sung thêm 3 yếu tố vô hình nhưng vô cùng quan trọng là con người, quy trình và bằng chứng vật lý.

People (Con người)

Con người ở đây là bao gồm cả khách hàng, nhân viên, đối tác và các bên liên quan khác. Mỗi nhóm người này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và trải nghiệm cho khách hàng. Đối với nhân viên, việc đào tạo rất quan trọng để họ có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và hành vi của nhân viên, từ đó tác động đến trải nghiệm của khách hàng. Bao gồm các chính sách, quy định, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên. Yếu tố thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và tận tâm chính là động lực, động lực nội tại (sự yêu thích công việc, sự tự hào) hoặc động lực ngoại tại (lương thưởng, thăng tiến).

Process (Quy trình)

Quy trình là chuỗi các hoạt động liên tiếp để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Được tập hợp và liên kết với nhau tạo thành một hệ thống hoạt động thống nhất theo một quy chuẩn nhất định mà mọi người đều phải tuân thủ.

Physical Evidence (Bằng chứng vật lý)

Bằng chứng vật lý ở đây bao gồm: Cơ sở vật chất (Bao gồm các cửa hàng, văn phòng, nhà máy, trang thiết bị…), Sự tiện nghi, Công nghệ, Sự bày trí

Các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng tác động đến trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ: Đào tạo nhân viên (People) giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình làm việc (Process) và cách sử dụng công nghệ (Physical Evidence) để phục vụ khách hàng tốt nhất. Cơ sở vật chất hiện đại (Physical Evidence) kết hợp với quy trình phục vụ chuyên nghiệp (Process) sẽ tạo ra một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Động lực cao của nhân viên (People) sẽ giúp họ sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới (Process) và cải thiện chất lượng dịch vụ (Physical Evidence).

4. Cách để xây dựng chiến lược Marketing Mix một cách hiệu quả

Chiến lược marketing là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược xác định rõ các mục tiêu marketing nhất định của doanh nghiệp và một chương trình marketing để đạt được mục tiêu đó.

Để thành công, mỗi sản phẩm, mỗi thị trường đều cần một chiến lược marketing riêng biệt, được thiết kế tỉ mỉ và triển khai đúng thời điểm. Mỗi chương trình marketing như một bức tranh nhiều màu sắc, được tạo nên từ những nét vẽ tinh tế của các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối. Mục tiêu cuối cùng là mang đến cho khách hàng những sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn vượt qua cả mong đợi, tạo ra giá trị khác biệt và gắn kết họ với thương hiệu. 

Chiến lược 4P, 4C trong Marketing Mix
Chiến lược 4P, 4C trong Marketing Mix

Thương hiệu chính là linh hồn của sản phẩm, là yếu tố tạo nên sự khác biệt và lòng trung thành của khách hàng. Sau khi tạo ra một sản phẩm độc đáo, marketer sẽ định giá, truyền thông và phân phối nó một cách hiệu quả nhất, nhằm chinh phục thị trường mục tiêu.

Để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp, các nhà marketing phải phát triển các chiến lược marketing hiệu quả, xác lập marketing hỗn hợp với bốn biện pháp chủ yếu là các quyết định sản phẩm, các quyết định giá, các quyết định phân phối, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thường được gọi tắt là 4P. 4P của marketing hỗn hợp chính là các biện pháp đáp ứng các mong muốn (4C) của người tiêu dùng.  

Như vậy, marketing hiệu quả bao gồm một hỗn hợp các hoạt động của doanh nghiệp hướng vào thỏa mãn khách hàng được lập kế hoạch và thực hiện bởi nhà quản trị marketing nhằm làm cho quy trình trao đổi hàng hoá dịch vụ diễn ra dễ dàng theo các mục tiêu đã định.

 

5.  Case study về các thương hiệu đã triển khai chiến lược Marketing Mix thành công

5.1. Chiến lược Marketing Mix 4P của COCA COLA

Chiến lược marketing mix của CocaCola
Chiến lược marketing mix của CocaCola

Coca-Cola, biểu tượng bất hủ của ngành đồ uống, không chỉ là một sản phẩm mà còn là một câu chuyện thành công đầy cảm hứng. Chiến lược Marketing Mix 4P tinh tế đã góp phần xây dựng nên đế chế thương hiệu đồ sộ như ngày nay.

Yếu Tố Nội Dung
Sản phẩm Coca-Cola đa dạng hóa sản phẩm: nước ngọt, nước trái cây, nước tăng lực, trà… Chất lượng và trải nghiệm là ưu tiên hàng đầu.
Giá cả Chính sách giá linh hoạt, phù hợp với từng thị trường. Thường xuyên có khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Phân phối Sản phẩm có mặt toàn cầu tại cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng… Sử dụng nhiều kênh phân phối để tiếp cận khách hàng.
Xúc tiến Chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ với hình ảnh đẹp, âm nhạc hấp dẫn. Tạo trải nghiệm đáng nhớ qua sự kiện và hoạt động tương tác.

Đặc biệt, không thể không kể đến chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” gây được tiếng vang rất lớn. Những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.

5.2. Chiến lược Marketing Mix 4P của SHOPEE

Chiến lược marketing mix của Shopee
Chiến lược marketing mix của Shopee
Yếu Tố Nội Dung
Sản phẩm Shopee cung cấp đa dạng sản phẩm: thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện tử, thực phẩm. Hợp tác với nhà bán hàng uy tín và có chính sách bảo vệ người mua.
Giá cả Chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu và miễn phí vận chuyển giúp tăng cường tính cạnh tranh. Nhiều hình thức thanh toán đa dạng.
Phân phối Phát triển ứng dụng di động và mạng lưới logistics mạnh mẽ. Hợp tác với đơn vị vận chuyển để rút ngắn thời gian giao hàng.
Xúc tiến Quảng cáo trực tuyến, hợp tác với influencer, tổ chức sự kiện mua sắm lớn và game hóa trải nghiệm mua sắm.

5.3. Chiến lược Marketing Mix 4P của VINAMILK

Chiến lược marketing mix của Vinamilk
Chiến lược marketing mix của Vinamilk

Vinamilk, một trong những thương hiệu sữa lớn nhất Việt Nam, đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường nhờ vào chiến lược Marketing Mix 4P được triển khai một cách bài bản và hiệu quả. Hãy cùng phân tích sâu hơn về từng yếu tố trong chiến lược này:

Yếu Tố Nội Dung
Sản phẩm Vinamilk cung cấp đa dạng sản phẩm: sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa bột, kem, phô mai… Đảm bảo chất lượng và quy trình sản xuất hiện đại.
Giá cả Định giá cạnh tranh, phân khúc giá từ bình dân đến cao cấp. Thường xuyên có khuyến mãi như mua một tặng một, giảm giá…
Phân phối Sản phẩm có mặt tại cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống. Sử dụng nhiều kênh phân phối, bao gồm đại lý, nhà phân phối, bán hàng trực tuyến.
Xúc tiến Đầu tư vào quảng cáo truyền hình, báo chí, mạng xã hội. Tổ chức sự kiện trải nghiệm sản phẩm và tài trợ cho các sự kiện văn hóa, thể thao.

KẾT LUẬN

Để thành công trên thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược Marketing Mix hiệu quả và riêng biệt cho từng sản phẩm, dựa trên kết quả phân tích thị trường kỹ lưỡng. Việc kết hợp các mô hình: 4P, 7P, 4C trong một chiến lược marketing sẽ tạo ra những sản phẩm thu hút, có giá trị vượt trội, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, bền vững.

Xem thêm: Viral là gì? 4 chiến lược giúp doanh nghiệp trở nên viral

Cảm ơn các bạn đã theo dõi toàn bộ bài viết về Marketing Mix trên đây của HAB Media!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Gọi điện ngay